CÁCH TÍNH CHI PHÍ LỢP MÁI ĐƠN GIẢN NHẤT

Chi phí lợp mái hết bao nhiêu là điều nhiều gia chủ băn khoăn trước khi tiến hành thi công xây nhà hay làm lại mái. Ngày nay, vật liệu tôn lợp mái ngày càng được ưa chuộng bởi sự đa dạng trong công năng sử dụng của chúng như chi phí hợp lý, phong phú về mẫu mã, chủng loại, thời gian sử dụng lâu dài, khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết, môi trường… Để giúp các bạn có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính khi xây dựng phần mái, Hưng thép sẽ hướng dẫn cách tính chi phí lợp mái tôn dễ dàng và hiệu quả để các bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Ưu, nhược điểm của nhà lợp mái tôn

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: Các tấm tôn lợp rất đa dạng về màu sắc và chủng loại. Không chỉ vậy, nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng còn có thể mô phỏng được hình dạng của gạch ngói hay ván lợp gỗ. Từ khi lợp mái bằng tôn, ngôi nhà vừa mang được nét hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống.
  • Tuổi thọ cao: Do được làm bằng các hợp chất kim loại, thường là thép, nhôm không gỉ và hợp kim của kim loại khác, nên tấm tôn lợp mái thường có độ bền cao. Tuổi thọ trung bình của chúng khoảng 20 – 40 năm.
  • Thân thiện với môi trường: Mái tôn có thể tái chế 100% và hầu hết các tấm lợp tôn đều được tạo ra từ việc tái chế. Nhờ vậy, khi sử dụng mái tôn, ta có thể giảm bớt lượng vật liệu thải ra ngoài môi trường.
  • Dễ thi công, lắp đặt và di chuyển: Việc lắp đặt mái tôn khá đơn giản và diễn ra nhanh chóng từ đó có thể dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa. Ngoài ra, nhờ có trọng lượng nhẹ, việc vận chuyển vật liệu cũng trở nên linh hoạt hơn.

Nhược điểm:

  • Do hấp thụ nhiệt nên khi sử dụng mái tôn thì tầng trên cùng của nhà thường có nhiệt độ khá cao. 
  • Ngoài ra, với kết cấu khá mỏng, trọng lượng nhẹ nên mái tôn có thể móp, biến dạng khi chịu tác động mạnh. Chúng cũng thường gây ồn khi mưa lớn

Tuy nhiên, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại cùng nhiều phát minh đột phá, sự ra đời của tôn xốp hay tôn cách nhiệt đã khắc phục được phần nào các khuyết điểm trên.

Các loại mái tôn được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm tôn lạnh, tôn giả ngói, tôn cách nhiệt, tôn mạ kẽm, tôn nhựa lấy sáng.

Cách tính diện tích lợp mái

Tính diện tích lợp mái là bước vô cùng quan trọng giúp gia chủ có thể xác định khoảng chi phí lợp mái một cách chuẩn xác. 

  • Công thức tính diện tích phần mái được lợp như sau:

Diện tích = Chiều dài mặt sàn x Chiều dốc mái x 2

  • Chiều dốc mái nhà được tính bằng công thức:

Bình phương chiều dốc mái = bình phương giá trị khoảng cách giữa đỉnh mái và kèo thép  + bình phương của một nửa chiều rộng mái nhà

Mỗi loại mái sẽ có độ dốc tiêu chuẩn khác nhau nhằm đảm bảo khả năng thoát nước và phản xạ nhiệt. Thông thường 10% (hay góc dốc 4,5°) là độ dốc mái tôn chuẩn. Riêng với các loại ngói âm dương thì độ dốc thường xấp xỉ 40% (góc dốc khoảng 25°), với mái ngói dẹt, ngói ta hay ngói vảy cá thì góc dốc thường rơi vào khoảng 35 – 60°.

Chi phí lợp mái

Cách tính chi phí lợp mái

Chi phí lợp mái hiện nay thường được tính dựa trên công thức:

Chi phí lợp mái = Diện tích lợp mái x Đơn giá xây dựng

 

Trong đó, đơn giá vật liệu và đơn giá nhân công mái là hai loại đơn giá mà gia chủ cần lưu tâm kỹ càng. Tùy vào loại hình hình công trình, dáng mái thi công mà đơn giá xây dựng sẽ có những sự khác nhau nhất định về chi phí lợp mái.

Theo mức giá quy định, mức giá xây dựng đối với các công trình có tổng diện tích 1000 m2 trở lên sẽ dao động tầm khoảng 450.000 VNĐ/m2. Dù vậy, chi phí xây nhà mái tôn vẫn có sự thay đổi nhất định tùy thuộc vào mùa, thời điểm thi công và các phụ kiện đi kèm.

Bên cạnh đó, đơn giá nhân công xây nhà lợp mái tôn được tính theo độ cao của mái, cụ thể như sau (vnđ/ m2)

Thi công lớp mái tầng 1: 50.000 VNĐ/m2

Thi công lợp mái tầng 2: 100.000 VNĐ/m2

Thi công lợp mái tầng 3: 120.000 VNĐ/m2

Số tầng càng lớn thì tính phức tạp và nguy hiểm của quá trình thi công càng cao. Vì vậy, chi phí lợp mái cho các nhà ở cao tầng sẽ cao hơn so với những căn nhà thấp tầng.

 

Chi phí lợp mái cho từng sản phẩm tôn khác nhau (đơn vị tính: m2):

  • Tôn Việt Nhật: Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 290.000đ – 350.000 VNĐ/m2
  • Tôn Hoa Sen:  Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 290.000đ – 350.000 VNĐ/m2
  • Tôn SSC: Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 310.000 – 370.000 VNĐ/m2
  • Tôn Olympic:  Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 360.000 – 430.000 VNĐ/m2
  • Tôn lạnh: Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 370.000 – 430.000 VNĐ/m2
  • Tôn thường: Mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40, xà gồ V4 (độ dày 0.3 – 0.45): khoảng 230.000 – 300.000 VNĐ/m2

 

Các lưu ý khi lợp mái tôn

Khi tiến hành lợp mái tôn, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho ngôi nhà, chủ công trình cũng nên quan tâm một số ghi chú quan trọng dưới đây:

  • Chú ý đến độ dốc mái: 

Một độ dốc mái phù hợp sẽ giải quyết các vấn đề về thoát nước, phản xạ nhiệt và thậm chí là tạo tính thẩm mỹ cho tổng thể thiết kế ngôi nhà. Do đó, căn cứ vào bản vẽ thiết kế, địa hình, đặc điểm khí hậu, thời tiết nơi xây dựng, các bạn và đội thi công sẽ tính toán ra độ dốc thích hợp cho mái nhà của bạn.

  • Chú ý đến chất lượng khung kèo

Khung kèo giống như xương sống, chống đỡ sức nặng của hệ thống mái nên chúng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ của mái nhà. Nếu khung kèo không đạt chuẩn thì thời gian sử dụng của mái nhà sẽ bị giảm xuống nhanh chóng, từ đó gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy gia chủ nên lưu ý lựa chọn các vật liệu khung thép chất lượng có độ bền cao, khả năng chống rỉ và chịu lực tốt như thép ống, hộp mạ kẽm để làm khung kèo. 

Ngoài ra, trong quá trình thi công, các mối hàn của khung mái tôn cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy chuẩn theo trình tự từ bước hàn đến sơn chống gỉ cho các đầu nối để đảm bảo sự chắc chắn, bền đẹp của các mối nối. Đội thi công cần sử dụng các thanh sắt khóa chất lượng cho các khớp nối ở vị trí trọng yếu như giữa cột chống và kèo.

  • Đảm bảo thi công mái đúng quy trình: 

Việc xây dựng đúng quy trình không chỉ giúp cho công trình tạo nên có chất lượng tốt nhất với thời gian và chi phí hợp lý mà còn giúp bảo vệ an toàn lao động cho người thi công mái. Do đó, các chủ công trình nên chú ý giám sát cẩn thận và kỹ càng quá trình thi công để đảm bảo nó diễn ra theo đúng quy trình lợp mái.

  • Chọn ngày lành tháng tốt:

Phong thủy là một trong những yếu tố mà nhiều gia chủ rất coi trọng trong quá trình xây dựng nhà cửa. Các bạn nên lựa chọn thời điểm thời tiết khô ráo, nắng ấm, chọn ngày lành, giờ hoàng đạo để khởi công thuận lợi nhất.

Công ty TNHH Tôn thép Hưng Thịnh là doanh nghiệp uy tín trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tôn thép. Các sản phẩm của công ty đều được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Hưng Thịnh cũng cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lắp đặt được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty TNHH Tôn thép Hưng Thịnh – Chuyên cung cấp sản phẩm giá tốt

Địa chỉ: Khu công nghiệp Mả Ông, P.Đình Bảng, TP.Từ Sơn, TP.Bắc Ninh

Hotline: 0961118042

Fanpage: Anh Hưng Thép

Zalo OA: Công ty Tôn Thép Hưng Thịnh

Tiktok: Anh Hưng Thép

Youtube: Anh Hưng Thép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
096 111 8042