BẢO DƯỠNG NHÀ XƯỞNG CHUẨN QUY TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Bảo dưỡng nhà xưởng khung thép là một điều quan trọng để có thể kéo dài thời gian sử dụng và độ bền đẹp của công trình xây dựng, chúng ta sẽ cần bảo dưỡng chúng đúng cách và định kỳ. Qua bài viết dưới đây, Hưng Thép sẽ chỉ ra các thông tin hữu ích để các bạn có thể tham khảo và trang bị thêm kiến thức về quy cách bảo dưỡng nhà xưởng kết cấu thép.

Nhà xưởng khung thép là gì?

Nhà xưởng dạng này được làm bằng thép rời và lắp đặt theo thiết kế có sẵn. Đây hình có tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng tháo dỡ và di chuyển. Vậy nên chúng rất thích hợp nếu công ty có ý định thay đổi địa điểm đặt nhà xưởng (thường là công ty thuê đất để xây dựng nhà xưởng). 

Đặc biệt, nhà thép tiền chế còn được đánh giá là thi công đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn so với các loại hình nhà xưởng khác. Do đó, chúng thường là đơn hàng đầu tiên của các doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ – điển hình là các cửa hàng máy móc, nhà máy thép, sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc kho chứa nguyên liệu, thành phẩm,…

Nhà xưởng kết cấu thép có những ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí: quá trình lắp dựng đơn giản, nhanh chóng do cấu kiện đã được sản xuất đồng bộ ở nhà máy, chỉ vận chuyển ra công trường lắp dựng nên tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí trả cho nhân công xây dựng.
  • Thi công trong mọi điều kiện thời tiết: Nhà xưởng kết cấu thép với cấu kiện thép tiền chế có thể thi công trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Tăng khả năng chịu lực: Mọi công trình nhà thép đều được tính toán rất kỹ càng từ khâu thiết kế, sản xuất đến thi công nên rất chính xác, quá trình lắp dựng trở nên đơn giản hơn nhiều. Những cấu kiện có khả năng chịu lực tốt, tăng khả năng chịu lực của tổng thể công trình.
  • Bền vững với thời gian: Nếu như các công trình bê tông cốt thép thường nhanh xuống cấp, tiêu tốn nhiều tiền bạc để bảo trì và tu sửa thì nhà thép tiền chế đã khắc phục được các nhược điểm này. Các công trình nhà thép đều có tính bền vững cao đến hàng chục năm, hạn chế tối đa chi phí bảo trì.
  • Khả năng vượt nhịp lớn: Những công trình kết cấu thép có thể vượt nhịp tối đa 90m với khung nhà loại 1, vượt nhịp tối đa 70m với mỗi module trong nhịp. Khả năng vượt nhịp này đối với công trình nhà bê tông cốt thép truyền thống là không thể.
Bảo dưỡng nhà xưởng khung thép
Nhà xưởng khung thép

Vì sao phải bảo dưỡng nhà xưởng đúng cách và định kỳ?

Bảo dưỡng là một trong những khâu thiết yếu để giữ gìn sự bền bỉ của công trình kết cấu thép. Nếu các khâu bảo dưỡng được thực hiện một cách đều đặn và chuẩn xác thì sẽ bảo đảm an toàn cho những người lao động bên dưới công trình và tuổi thọ của nhà xưởng cũng sẽ được kéo dài.

Ngược lại, nếu chủ công trình không chú ý và thực hiện sai cách bảo dưỡng thì chất lượng của công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhanh xuống cấp. Một khi kết cấu thép bị hỏng hóc sẽ đe dọa đến sự an toàn của người lao động và các vật liệu, máy móc bên trong nhà xưởng. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh khu vực cũng sẽ bị ô nhiễm khi các thanh sắt thép bị rỉ sét.

Với các công trình công nghiệp nếu dùng kết cấu thép tiền chế thì khá phổ biến. Kết cấu thép cũng có nhiều ưu điểm như: thi công nhanh chóng và vượt khẩu độ lớn. Thế nhưng những chi tiết liên kết như bulong, vít, tôn bao che tường lại dễ bị rỉ sét. Nếu như không có biện pháp bảo trì phù hợp chi phí sửa chữa sau này sẽ rất lớn, nghiêm trọng hơn có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất, do đó cần bảo trì định kỳ.

Bảo dưỡng nhà xưởng gồm những gì?

  • Bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị cơ điện theo định kỳ hàng tuần như: quạt, bơm, mô tơ hay động cơ,…
  • Bảo trì các hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Định kỳ từ 3 đến 6 tháng gồm có: ống xối, máng xối, hố ga, rãnh nước, phễu thu,…
  • Kiểm tra các hệ thống điện hoặc rò điện. Định kỳ từ 3 đến 6 tháng gồm có: lệch pha, tủ điện, tủ báo động, kháng trở,…
  • Kiểm tra tổng quát công trình. Định kỳ khoảng 12 tháng một lần với các hoạt động như: thấm sàn, nứt tường, tường, cột, đà, cột lún nền, độ võng cấu kiện lớp, tiếp điện,…

Quy trình bảo dưỡng nhà xưởng

Để thực hiện bảo trì máy móc nhà xưởng cần phải tiến hành thực hiện các công đoạn chủ yếu như:

  • Khảo sát và kiểm tra đánh giá chất lượng cũng như hiện trạng của công trình
  • Từ đó có những dữ liệu để lên kế hoạch sửa chữa những hư hỏng có thể xảy đến
  • Tiếp đến lập kế hoạch kiểm tra định kỳ
  • Bảo dưỡng bảo trì máy móc nhà xưởng
  • Sửa chữa định kỳ và đột xuất cho công trình
  • Lập cũng như quản lý hồ sơ về bảo trì công trình.

Các công tác bảo dưỡng kết cấu thép nhà xưởng

Bảo dưỡng nền, sàn nhà xưởng 

Kết cấu đầu tiên cần được bảo trì đó là nền và sàn của nhà xưởng. Một số chú ý trong khi bảo dưỡng nền, sàn nhà xưởng chính là:

  • Không được để nền, sàn nhà xưởng thấm nước hay ngập úng, đảm bảo 2 bộ phần này luôn sạch sẽ và thông thoáng
  • Hệ thống thoát nước hoạt động tốt, hiệu quả, không bị tắc nghẽn, đọng nước
  • Kết hợp sử dụng các kệ, giá để chứa, đựng hàng hóa nhằm đảm bảo hàng hóa được bảo quản một cách khô ráo và giảm thiểu rủi ro hàng hóa làm gây hư hỏng, biến dạng sàn.

Bảo dưỡng khung kèo, tường vách bao che nhà xưởng 

Bước thứ hai là bảo dưỡng cho các khung kèo, tường vách bao che của nhà xưởng. Trong bước này, các bạn sẽ cần lưu ý các bước sau:

  • Đảm bảo khoảng cách giữa cột thép trên bệ bê tông và sàn nhà từ 15 – 30 cm. Làm như vậy sẽ giúp cho các cột thép luôn khô ráo và tránh bị hư hại do ngâm nước.
  • Ở các vị trí có nhiều phương tiện qua lại nên bố trí khung bảo vệ các cột thép 
  • Xây thêm tường gạch từ 1,5 – 2m với các tấm tường tôn tránh tình trạng rỉ sét do dính nước.

Bảo dưỡng cầu trục 

Bên cạnh các phần kết cấu như nền, sàn, tường vách, khung kèo thì cầu trục cũng là một cấu kiện cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình bảo dưỡng nhà xưởng. 

Các bạn cần định kỳ kiểm tra vị trí cầu trục nửa năm/ 1 lần, đặc biệt là các liên kết giữa dầm cầu trục với ray, dầm cầu trục với vai cột. Nếu phát hiện bất kỳ sự bất thường, lỏng lẻo của các bu lông, ốc vít thì bạn nên nhanh chóng khắc phục vấn đề để đảm bảo các mối liên kết với cầu trục.

Bảo dưỡng mái tôn 

Bộ phận cuối cùng cần chú ý bảo dưỡng của nhà xưởng kết cấu thép chính là mái tôn. Những điều cần ghi nhớ khi bảo dưỡng mái tôn chính là:

  • Định kỳ, thường xuyên kiểm tra máng xối và mái tôn.
  • Vệ sinh, thông máng xối sạch để đảm bảo khả năng thoát nước của hệ thống máng xối và giữ cho chúng không bị  ứ đọng nước.
  • Không nên treo thêm các vật hoặc phụ kiện vượt quá sức tải trọng của thiết kế để hạn chế làm biến dạng, ảnh hưởng đến kết cấu của mái tôn
  • Các vị trí tôn sáng cần được đánh màu xanh, đỏ đảm bảo dễ quan sát khi di chuyển trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng mái tôn.

Để đảm bảo nhà xưởng kết cấu thép hoạt động hiệu quả, an toàn mọi người nên lưu ý kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Gặp phải tình trạng kết cấu thép bị hư hỏng thì cần khắc phục ngay tránh gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Công ty TNHH Tôn thép Hưng Thịnh là doanh nghiệp uy tín trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tôn thép. Các sản phẩm của công ty đều được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Hưng Thịnh cũng cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lắp đặt được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty TNHH Tôn thép Hưng Thịnh – Chuyên cung cấp sản phẩm giá tốt

Địa chỉ: Khu công nghiệp Mả Ông, P.Đình Bảng, TP.Từ Sơn, TP.Bắc Ninh

Hotline: 0961118042

Fanpage: Anh Hưng Thép

Zalo OA: Công ty Tôn Thép Hưng Thịnh

Tiktok: Anh Hưng Thép

Youtube: Anh Hưng Thép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
096 111 8042